Giải đáp: Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Không nên ăn gì?

Ngộ độc thực phẩm là một tình trạng xảy ra khi bạn không may sử dụng trúng thức ăn hay nước uống chứa mầm bệnh sẽ khiến cơ thể người bệnh trở nên mệt mỏi và mất sức vì thế việc biết về ngộ độc thực phẩm nên ăn gì thực sự quan trọng. Vậy để giải đáp thắc mắc này hãy cùng nixsyspaus.org tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Vài nét về ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do cơ thể tiếp nhận phải thức ăn có độc tuy không quá nghiêm trọng nhưng sẽ ảnh hưởng đến cơ thể khiến cơ thể mất nước nếu không được xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng cơ thể phản ứng khi gặp thực phẩm lạ

Một số dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm như:

  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Mệt mỏi
  • Ăn không ngon miệng
  • Sốt
  • Nhức đầu
  • Đau nhức cơ bắp,..

Hầu hết những người bị ngộ độc thực phẩm thường tự hồi phục ở nhà bằng cách thực hiện chế độ dinh dưỡng đúng cách giúp cân bằng dinh dưỡng và bù nước trong cơ thể. Vậy ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ngộ độc thực phẩm chính là:

  • Bù nước và điện giải: Mục đích là bổ sung lượng nước đã mất, vì người bị ngộ độc thực phẩm thường có các triệu chứng như buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Cơ thể rất suy nhược do mất nước và mất cân bằng điện giải. 
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Đừng ép mình ăn quá nhanh hoặc ăn quá nhiều. Bắt đầu ăn những thức ăn nhạt như chuối, bánh mì và bánh quy mặn để làm dịu dạ dày và tránh buồn nôn. 
Cần bù nước khi chăm sóc người bị ngộ độc thực phẩm
  • Tránh tập thể dục gắng sức khi bạn mệt mỏi. Cần dành thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe. 
  • Cung cấp một sự cân bằng hợp lý các chất dinh dưỡng như chất béo, tinh bột, protein, vitamin và khoáng chất. 
  • Chế biến với chế độ ăn lỏng dễ ăn, dễ tiêu để hệ tiêu hóa không phải làm việc quá sức và phục hồi nhanh chóng. 
  • Chia thành nhiều bữa trong ngày (4-6 bữa/ngày). Không ăn nhiều trong một bữa.

Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? 

Gừng

Gừng tươi có vị cay và hăng, có tác dụng giảm buồn nôn và đau bụng do lạnh bụng do đi tiêu. Gingerol chứa trong gừng có chức năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn đường ruột.

Nhai trực tiếp vài lát gừng tươi có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu khi bị ngộ độc.

Khoai tây

Khoai tây có hàm lượng tinh bột cao cùng một lượng vừa phải protein và chất xơ. Hơn nữa nó còn là một nguồn cấp nhiều vitamin và khoáng chất như K, vitamin C,…Vì thế khoai tây là một thực phẩm phù hợp với bạn sau khi bị ngộ độc thực phẩm. 

Cơm hoặc cháo trắng

Cơm hoặc cháo trắng chính thực phẩm mà nhiều người thường sử dụng sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Cơm cháo trắng giúp cung cấp đủ hàm lượng tinh bột và chất dinh dưỡng cho người bị ngộ độc một cách tốt nhất. 

Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Chuối

Chuối chính là một trái cây rất tốt để bổ sung khi bị ngộ độc thực phẩm nó chứa hàm lượng kali, chất xơ lành mạnh cùng chất oxy hóa.

Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Chuối

Chuối còn giúp cải thiện nhu động ruột, hỗ trợ đẩy phân ra ngoài. Bên cạnh đó hàm lượng pectin còn giúp hấp thụ chất lỏng thừa trong ruột giúp phân cứng nhanh cứng, giảm thiểu tiêu chảy. 

Nước sốt táo

Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Bạn có thể bổ sung nước sốt táo cho cơ thể để phục hồi sau khi bị mất nước. Các thành phần trong táo có khả năng chậm phát triển vi khuẩn trong dạ dày vì thế nước sốt táo chính là thực phẩm dành cho bạn. Hơn nữa hàm lượng pectin trong táo cũng khá tốt cho việc giảm tiêu chảy. 

Uống nhiều nước

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm phổ biến là nôn mửa và tiêu chảy. Tình trạng này khiến cơ thể mất nhiều nước. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước hơn để bổ sung lượng nước đã mất và duy trì nhiệt độ cơ thể.

Nếu bạn cảm thấy khó uống nhiều nước cùng một lúc, hãy uống thành từng ngụm nhỏ.

Ngoài nước lọc, bạn có thể uống trà hoặc nước ép trái cây đã loại bỏ cafein để làm dịu vị giác, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ nước và các loại vitamin quan trọng.

Sữa chua

Sữa chua là thực phẩm tốt cho đường ruột

Sữa chua là một thực phẩm nên bổ sung khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì. Sữa chua chứa hàm lượng lợi khuẩn cùng các dưỡng chất như magie, đạm, kẽm và vitamin. Hơn nữa nó cũng khá tốt cho hệ tiêu hóa từ đó cân bằng hệ vệ sinh, bổ sung lợi khuẩn bảo vệ sức khỏe đường ruột. 

Ngũ cốc

Các loại ngũ cốc rất giàu khoáng chất thiết yếu như magie, canxi, kali và là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể. Ngoài ra, nó còn cải thiện nhu động ruột, tăng độ rắn chắc của phân, giúp hệ tiêu hóa luôn sạch sẽ. Bạn có thể nấu bột yến mạch và sử dụng sau khi bị ngộ độc thực phẩm.

Ngoài những thực phẩm trên, cũng có thể sử dụng các nguyên liệu khác như gừng, mật ong, chanh để bồi bổ sức khỏe sau khi bị ngộ độc. Những thực phẩm này có tính kháng khuẩn cao, giảm chứng khó tiêu và thúc đẩy chức năng tiêu hóa rất hiệu quả.

Lá tía tô

Theo đông y, lá tía tô có tính ấm, vị cay nồng, không độc. Là loại rau có tác dụng thanh thực, tán phong hàn, giải cảm. Lá tía tô là một trong những thực phẩm có thể gây ngộ độc. Lá tía tô thường được dùng để chữa các triệu chứng ngộ độc như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, mẩn ngứa.

Tía tô bạn có thể ăn sống hoặc giã nát vắt lấy nước cốt để dùng sau khi bị ngộ độc thực phẩm.

Không nên ăn gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

Sau khi biết ngộ độc thực phẩm nên ăn gì thì nhiều bạn cũng thắc mắc liệu khi bị ngộ độc thực phẩm nên kiêng thực phẩm nào?

  • Rượu
  • Caffeine, chẳng hạn như soda, nước tăng lực và cà phê: Cả cà phê và rượu đều làm tăng lượng nước tiểu và làm cho tình trạng mất nước trở nên tồi tệ hơn.
  • Thực phẩm cay, nóng
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ và chất béo có xu hướng làm trầm trọng thêm tình trạng đường tiêu hóa vốn đã bị tổn thương do ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm giàu chất xơ có thể gây kích ứng dạ dày của bạn.
Không nên ăn thực phẩm cay nóng khi bị ngộ độc thực phẩm
  • Sản phẩm từ sữa: Khi dạ dày bị tổn thương, cơ thể sẽ tạm thời không dung nạp được đường lactose (một hợp chất có trong sữa). Vì vậy, nên tránh uống sữa trong vài ngày.
  • Thức ăn có dầu mỡ, đồ chiên, rán
  • Nấu ăn với nhiều gia vị
  • Nước hoa quả: Nước ép trái cây được khuyên dùng để bù nước trong quá trình phục hồi sau ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, một số loại nước trái cây có chứa sorbitol, tỷ lệ fructose-to-dextrose cao, có thể làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn ở một số người.

Trên đây là một số thông tin cần chia sẻ về ngộ độc thực phẩm nên ăn gì được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn phục hồi sức khỏe sau khi bị ngộ thực phẩm. Đừng quên cập nhật những thông tin mới nhất ở Là gì nhé!